TRÌNH TỰ CÔNG VIỆC VÀ CÁC LƯU Ý KHI THI CÔNG XÂY DỰNG
- ÉP CỌC
- Lưu ý:
- Ở công trình nhà dân thường hay “Tham khảo nhà xung quanh”, cũng rất tốt để biết 1 cách tương đối về địa chất tốt hay yếu để quyết định chiều dài ép cọc. Tuy nhiên Chủ nhà nên tuân thủ theo hồ sơ thiết kế: về sơ đồ tim, số lượng cọc, kích thước cọc, tải trọng thiết kế của cọc.
- Thông thường Tải trọng thi công sẽ gấp 2 lần tải trọng thiết kế (đây có thể hiểu là hệ số an toàn, để bù đắp các sai số do địa chất, do thi công).
- Hình ảnh thi công thực tế:
- Đào móng, cắt đầu cọc, giác móng (định vị tim trục, khung móng)
- Lưu ý:
- Kiểm soát Đào móng tới cos thiết kế đổ bê tông lót, nếu không kiểm soát tốt dễ bị đào sâu hơn như thế sẽ tốn công đắp lại hoặc phải đổ lót dày thêm thì tốn vật liệu
- ……………………
- Hình ảnh thi công thực tế:
- Đổ bê tông lót / lớp lót
- Lưu ý:
- Mục đích của lớp lót là để ngăn cách đất với bê tông dầm, đài móng. Bê tông lót tạo mặt bằng thi công sạch sẽ, cứng ổn định để lắp dụng cốt thép, coppha.
- Lớp lót có thể dùng bê tông mác thấp (M100) hoặc vữa xi măng mác cao, hoặc lát gạch
- Hình ảnh thi công thực tế:
-
- Kho bãi và Chủng loại vật liệu chính
Lưu ý:
- Kho bãi và Chủng loại vật liệu chính
- Kho bãi Đặt chỗ cao dáo, rộng thoáng, để xe chở vật liệu, xe cầu hàng có thể tiếp cận
- Thép xây dựng có nhiều loại mác thép khác nhau: CB300, CB400 và thép S. Thông thường nhà dân thấp tầng dùng loại CB300 và thép S
- Bê tông xây dựng: nên dùng bê tông thương phẩm của các trạm vì được phối trộn đều và kiểm soát được cường độ bê tông. Chỉ nên dùng bê tông trộn tay cho các công việc không liên quan tới kết cấu khung nhà như: bê tông lót, lanh tô cửa, bậc tam cấp….
- Xi măng: nên dùng loại PCB300 của VICEM.
- Cát xây: nên dùng loại cát đen mờ (cát sông Hồng không lẫn phù sa, cát hạt to, dễ trát xây mà giá thành vừa phải, chất lượng khá tốt); Còn cát vàng thì sẽ rất đắt, chất lượng tốt nhưng khó xây trát
- Gạch xây: nên dùng gạch đặc, gạch đất nung tuynen lò vòng, vì có độ cứng cao và đều. Nêu mua theo kiện (kiện 500, 600, 800 viên) từ nhà máy để tiện cho việc cẩu cả kiện. Nếu mua theo xếp kiêu thì phải nhắc nhở, giám sát thợ để tránh vỡ gạch trong lúc tháo dỡ, vận chuyển
- Hình ảnh thi công thực tế:
- Thi công móng
- Lưu ý:
- Gia công lắp dựng cốt thép tuân thủ thiết kế (chiều dài mối nối, móc nối, Đường kính, số lượng, khoảng cách thép chủ, thép đai….) lưu ý con kê thép phải chắc chắn đủ chiều dày lớp bê tông bảo vệ cả cả dưới đáy và 2 bên sườn, lưu ý mối nối của thép chủ phải đảm bảo chiều dài nối tối thiểu, miền làm việc của thép chủ và khoảng cách của thép đai.
- Gia công lắp dựng cốp pha: nên dùng bằng ván phủ phim, vì ván phủ phim tại mặt nhẵn cho cấu kiện bê tông và ván phủ phim ít tạo khe hở nên ít bị mất nước xi măng đi đầm bê tông so với tấm ván gỗ.
- Đổ bê tông móng: dùng đầm dùi, phần bê tông lớp dưới cùng đầm dùi thời gian vừa phải (3-5s) để hạn chế nước xi măng chảy qua khe hở ván khuôn đáy. Phần lõi bê tông bên trong đầm lâu hơn chút (5-7s) để bê tông được dồn đều ra cả khe giữa lớp thép và ván khuôn tạo ra lớp bê tông bảo vệ. Sau đó cho đầm dùi rung vào thành coppha để bề mặt bê tông được nhẵn mịn không rỗ. Quá trình đổ đầm bê tông, theo từng lớp từ dưới lên cao, mỗi lớp khoảng 30 – 40cm.
- Lưu ý: không đổ bê tông vừa buổi trưa hè nắng gắt vì bê tông rất dễ mất nước nhanh chóng gây nứt rạn bê tông gây thấm sau này (Nên đổ buổi chiều tối sau 16h với mùa hè). Sau khi đổ bê tông xong khoảng 12h (qua 1 đêm) thì cần bảo dưỡng bê tông: bằng việc bơm tưới nước lên trên và vẫn giữ nguyên tấm coppha. Làm việc bảo dưỡng này đều trong 3 ngày đầu.
- Tuyệt đối không tác động, đặt vật nặng lên bề mặt bê tông trong 1 ngày đầu tiên.
- Hình ảnh thi công thực tế:
- Thi công tường móng, đắp nền
- Lưu ý:
- Khi xây tường móng: cần khoan râu thép để liên kết tường với cột, Căng dây thẳng theo mép ngoài cột để xây tường theo cữ căng dây. Lưu ý cứ 5-7 hàng gạch đặt dọc thì cần có có 1 hàng gạch đặt ngang để khoá tường.
- Đắp nền: nên đắp bằng vật liệu cát đen và đầm lèn chặt bằng máy đầm kết hợp bớm tưới nước.
- Hình ảnh thi công thực tế:
- Thi công Cột
- Lưu ý:
- Trước khi thi công cột thì cần phải vạch đinh vị tim trục và mép ngoài cột lên bề mặt sàn (dùng máy trắc đạc để định vị).
- Hàn chân cơ cột (tạo cữ hình vuông, chữ nhật) để ốp coppha 4 cạnh cột vào đúng vị trí.
- Việc Gia công lắp dựng cốt thép, Coppha và đổ bê tông : tương tự phần móng đã lưu ý.
- Lưu ý khi Gông chống cột thì hàng cột biên ngoài nhà thì phải có dây tăng đơ và cây chống; Còn hàng cột giữa nhà thì phải có cây chống 4 phía, để có thể chỉnh độ thẳng đứng của cột trước và trong quá trình đổ bê tông.
- Hình ảnh thi công thực tế:
- Thi công Dầm, sàn
- Lưu ý:
- Trước khi thi công COPPHA dầm sàn thì cần phải vạch Cos (cao độ) đáy dầm lên từng vị trí đỉnh cột và xác định Cos đáy sàn tính từ ca.
- Lưu ý với hệ giáo chống tầng 1 là đặt trực tiếp xuống nền nhà (nền đất, cát) dễ bị lún nên cây chống cần đặt trên hệ thép hộp + tấm ván để dàn đều tải trọng tránh lún.
- Trình tự vào COPPHA đáy dầm trước, rồi đến Coppha đáy sàn, rồi đến thành dầm bên trong. Sau đó lắp dựng cốt thép xong, rồi mới vào Coppha thành biên ngoài dầm. Giữa các tấm ván coppha (phủ phim) sẽ có khe hở nhỏ (2mm) cần phải bịt bằng cách dán băng dính để tránh mất nước xi măng trong quá trình đầm lèn bê tông).
- Lưu ý ở mỗi vị trí đáy dầm giao với cột nên để 1 lỗ mở (rốn) để thoát nước khi vệ sinh sạch coppha, cốt thép.
- Lắp đặt cốt thép sàn cần đặc biệt lưu ý đến viên kê giữa 2 lớp thép để đảm bảo đúng miền làm việc của thép và viên kê dưới đảm bảo chiều dày cho lớp bê tông bảo vệ
- Việc Gia công lắp dựng cốt thép, Coppha và đổ bê tông : tương tự phần móng đã lưu ý.
- Đặc biệt lưu ý công tác an toàn rong quá trình thi công ở trên cao.
- Hình ảnh thi công thực tế:
- Tháo dỡ Copha Dầm, sàn mái
- Lưu ý:
- Đảm bảo nguyên tắc luôn có 2 tầng được chống bằng hệ giàn giáo khi đổ bê tông sàn; Ngoại trừ trường hợp đặc biệt đổ bê tông có phụ gia R5, R7 khi đó sẽ do tư vấn giám sát quyết định.
- Thời gian tháo dỡ ván khuôn của tầng (thứ i) khi cường độ bê tông sàn tầng (thứ i+1) đạt 100% cường độ tk và bê tông sàn tầng (thứ i+2) đạt tối thiểu 70% cường độ tk.
- Kiểm tra bề mặt bê tông sàn dầm đảm bảo phẳng nhẵn, không có rạn nứt.
- Hình ảnh thi công thực tế:
- Công tác hoàn thiện trát ngoài, sơn bả
- Lưu ý:
- Khi xây, trát các chi tiết gờ, phào nhô ra khỏi mặt phẳng tường >= 5cm thì phải có biện pháp khoan râu thép để liên kết chi tiết đó với tường
- Khi trát ngoài nhất thiết phải có công tác dọi dây và đắp các mốc lên tường (cứ 3m có 1 mốc) để khi trát tạo thành mặt phẳng thẳng đứng.
- Bắt buộc phải tưới ẩm tường trước khi trát. Và Để tường không bị nứt nên trát tường thành 2 lớp (trát tường lạnh), Với lớp 1 thường dày 1-:- 1,5cm (vữa cát hạt trung, trộn xi theo tỷ lệ 1:3), với lớp 2 thường dày 0,5cm (vữa cát hạt mịn, trộn xi theo tỷ lệ 1:1). Sau khi trát tường xong, lớp vữa đã khô thì cần tưới nước dưỡng ẩm.
- Công tác Bả matit: nhất định phải đợi lớp vữa trát khô thì mới vào công tác bả matit, bả thành 2 lớp. Đợi lớp Bả matit khô sẽ thi công xả / mài / trà làm phẳng, nhẵn, tạo mặt bằng để vào công tác sơn. Hoặc với tường ngoài nhà có thể mài trực tiếp lớp trát tạo độ phẳng, nhẵn rồi vào công tác sơn.
- Công tác Sơn phủ: nên sơn tối thiểu 2 -:3 lớp, lớp đầu tiên là sơn chống kiềm, sau đó là các lớp phủ màu, chống thấm…(tuỳ loại).
- Tuân thủ Nguyên tắc Hoàn thiện từ trên xuống dưới.
- Hình ảnh thi công thực tế:
- Link video thi công hoàn thiện
- Thi công lớp trát: https://www.youtube.com/watch?v=DRNMxVqorv4
- Thi công lớp sơn bả: https://www.youtube.com/watch?v=pNIFVHZje88
- Thi công trần thạch cao: https://www.youtube.com/watch?v=t0JLuNRwSWs